Flash Fun

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

D hoàn toàn đồng ý về việc thưởng kết quả học tập để động viên khuyến khích tinh thần các thế hệ F1-F2 gì đó. và có nên cho các cháu đã trưởng thành tham gia vào diễn đàn này không, để các bậc cha mẹ lắng nghe ý kiến của con, và biết đâu giữa các cháu sẽ tìm được tiếng nói chung và có thể tự các cháu sẽ giúp đỡ lẫn nhau, OK.

D thấy vì đây là blog, nên sẽ có rất nhiều người truy cập vào các bạn nên thận trọng khi đưa tin bài và hình ảnh, vui nhưng đừng làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của mỗi thành viên. Cũng không có gì to tát, D chỉ nhắc các bạn là hãy thận trọng.

D mong diễn đà sẽ là nơi để giao lưu và chia sẻ thông tin, ví dụ như D biết hiện nay Loan đang chuyển hướng đi dạy, lẽ ra Loan đã là Giảng viên từ lâu rồi nhưng không bao giờ là muộn hết, với kiến thức học vấn, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm thực tiễn, chỉ cần thêm kỹ năng sư phạm và bằng cấp nữa là Loan có thể dạy Đại học, hiện nay D cũng đang là Giảng viên dạy các môn kế toán chi phí giá thành, kế toán thuế, kế toán thực hành v.v... cho cả 3 bậc học trung cấp, Cao đẳng và cả Đại học, dĩ nhiên Nguyên lý kế toán và kế toán tài chính thì không phải bàn, nhưng những môn này mang nặng tính lý thuyết, có rất nhiều giảng viên dạy được các môn này và họ cần nhiều giờ dạy để lo toan cuộc sống nên D không chia chén cơm của họ, D chỉ dạy những môn chuyên sâu, các GV chỉ giỏi lý thuyết thì khó giảng được nhưng mình thì đủ cả các kỹ năng.

Ngoài ra Loan có một lợi thế hơn D là Loan có Anh văn, trong khi D đang lên chương trình xong cao học D sẽ đi học cử nhân Anh văn bằng 2 để đi dạy các chương trình kế toán cho các trường liên kết với nước ngoài, những nơi này trả thù lao rất cao vì dạy bằng tiếng Anh, khoảng 150-250 ngàn 1 tiết.

D có những slide giảng dạy, Loan có cần tham khảo, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của những người giỏi giang và mới đi dạy là đưa quá nhiều nội dung vào tiết giảng, làm cho giờ học quá nặng và SV cũng không thể tải nổi dung lượng kiến thức đó, nên gợi mở, để SV tự tìm hiểu, tự học, Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn thì hiệu quả dạy và học sẽ tốt hơn. Và mỗi bậc đào tạo sẽ có cách giảng khác nhau. Và một điều không kém phần quan trọng là mình phải hiểu hết chương trình đào tạo để tìm ra giới hạn kiến thức cho mỗi môn học. Tất cả các môn học đều có mối liên quan, khi đi làm là sử dụng các kiến thức này một cách tổng hoà, nhưng khi đi dạy và học mình phải hướng vào trọng tâm môn học và những lúc cần sử dụng kiến thức của môn học nào thì mình phải chỉ ra môn học đó để bạn nào bị hổng kiến thức thì tìm môn ây mà đọc lại, còn các bạn khác không phải nghe điều mình đã biết rồi và Giảng viên cũng không phải giảng phần nội dung không thuộc phân môn của mình, cũng còn tuỳ, nếu 2/3 lớp, mặt mày ngơ ngác thì mình phải giảng lại nhưng hết sức ngằn gọn, súc tích, nếu không dễ bị cháy giáo án lắm.

Ví dụ như ở bậc Trung cấp thì ít lý thuyết thôi, những lý thuyết hết sức căn bản, không đưa những nghiệp vụ khó, ít phát sinh vào chương trình giảng dạy, không đánh đố vì các bạn học ở bậc này là theo hướng cầm tay chỉ việc, D không phủ nhận là có những em tư duy rất tốt, học rất tốt, vậy thì những điều khó mình chỉ gợi mở cho các em tự nghiên cứu, và sẽ có trong bài thi, nhưng thang điểm cho những câu này ít thôi. Do đó sẽ có sự khác biệt trong cách đánh giá trong trường học và trong DN.

Trong trường 8-9-10 được xếp cùng loại A-giỏi, nhưng trong thực tế, em đạt điểm 8 là khác xa với em đạt điểm 9 và hoàn toàn khác với em đạt điểm 10, và dĩ nhiên 7 trở xuống thì không phải bàn, hên-xui. Và cũng nên giải thích rõ cho các em hiểu điều này, sự sàng lọc trong cuộc sống khắc nghiệt hơn sự sàng lọc trong nhà trường nhiều, tuy nhiên như vậy không phải là cánh cửa đã khép lại với các em không đạt điểm cao, vì còn quá trình rèn luyện, trải nghiệm trong thực tế nữa. Như D vậy, những năm cuối cùng của Đại học, sức khoẻ D tuột dốc thê thảm, tưởng không qua nổi kỳ thi, điểm tốt ngjiệp của D chỉ đạt điểm 7, nhưng qua quá trình trải nghiệm, soạn giáo án trước khi lên lớp, D đã nắm rất chắc bài giảng của mình và hiện nay, D luôn luôn là Giảng viên sáng giá cho những môn học mà D vừa kể. Thậm chí, trong khi giảng những môn sau, cần kiến thức của môn học trước đó, D nhắc lại theo "ngôn nmgữ của cô Diệp", học sinh đều xuýt xoa, "Cô ơi, sao cô không dạy cho tụi em ngay từ những môn đầu tiên, cô giảng rất dễ hiểu" và D chỉ cười mà nghe ấm lòng.

Một điều nữa, dạy lớp buổi tối cũng khác lớp ban ngày, học sinh buổi tối kiến thức chuyên môn yếu hơn họch sinh ban ngày, và đa số vừa làm vừa học nên giảng chuyên môn kỹ hơn và cố gắng giúp các em nắm bài ngay trên lớp, nên Giảng viên soạn bài phải kỹ hơn, nhưng ngược lại, tinh thần ham học hỏi của các em lại rất tốt. Đi làm rồi, biết vất vả rồi, nên cố gắng nỗ lực phấn đấu để có thể thay đổi được công việc tốt hơn. Còn học sinh ban ngày, đa số còn được cha mẹ bảo bọc nên ít cố gắng hơn, đặc biệt là hệ Trung cấp, chỉ ghi danh vào học, thậm chí có những em chưa qua hết chương trình phổ thông trung học, hoặc rớt tốt nghiệp THPT. Cá biệt, chỉ một số em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, học tốt, nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho phép học Đại học, đành chọn con đường học Trung cấp, sau đó đi làm rồi liên thông Đại học. Những em này học rất tốt.
Những chia sẻ này không chỉ với Loan, nà với những ai có ý định chuyển đổi công việc, vì D thấy như bọn mình bây giờ đi dạy là thích hợp nhất, vì chủ động được giờ giấc và thu nhập cũng không tệ. Biết đâu, có thế hệ F1-F2 học giỏi, được giữ lại làm giảng viên cũng có thể tham khảo trang blog này. Và liên hệ với cô Diệp nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét